Tran Huynh Duy Thuc

Ngày 20 tháng 1 năm 2010, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh “hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, cùng với những người bạn của anh là Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Hiện tại, Thức đang thi hành án tại trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Chúng tôi, những người đã luôn ủng hộ và dõi theo bước đường mà Thức cùng những người bạn của anh đã đi qua, luôn tin rằng những việc làm trong ôn hòa của họ hoàn toàn không nhằm mục đích chống phá hoặc lật đổ chính quyền nhân dân Việt Nam, và đã không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho an ninh quốc gia hay trật tự xã hội. Ngược lại, Thức cùng những người bạn của anh chọn cất lên tiếng nói của mình là xuất phát từ tấm lòng yêu nước cũng như khát vọng về một tương lai công bằng, thịnh vượng cho quê hương; và quan trọng hơn hết, những việc làm của họ hoàn toàn phù hợp trong giới hạn cho phép của quyền tự do ngôn luận đã được Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên, cũng như Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận và bảo vệ. Ngày 9 tháng 11 năm 2012, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện (UNWGAD) xác định việc giam giữ và kết án 4 công dân Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long là tùy tiện, vi phạm luật quốc tế về quyền con người. Ngoài kết luận việc giam giữ 4 công dân trên vi phạm các điều 9, 19, và 21 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tự nguyện ký kết từ năm 1982, UNWGAD cũng nhấn mạnh cho dù việc bắt giam các nhà hoạt động chiếu theo luật pháp Việt Nam, tuy nhiên luật pháp ấy phải phù hợp với luật pháp quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia cam kết. UNWGAD lưu ý một số điều luật về an ninh của Việt Nam thường áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến có nội dung mơ hồ, có thể khép tội không chỉ những ai dùng bạo lực cho mục tiêu chính trị mà còn những người chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận và quyền tự do bày tỏ quan điểm chính đáng của công dân. Cuối cùng, WGAD nhắc lại quyền được bày tỏ ý kiến kể cả các ý kiến không đồng quan điểm với chính quyền được quy định và bảo vệ bởi điều 19 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Từ những lý do trên, gia đình chúng tôi lập ra website www.tranhuynhduythucofficial.wordpress.com và trang facebook này nhằm gửi đi những thôn