Xet nghiem duong huyet benh tieu duong
Editor, Doctor, and Nurse in Ho Chi Minh City, Vietnam
Có 3 cách xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường típ 2 có thể áp dụng:
- Để bụng đói, tốt nhất là ăn tối sớm, rồi không ăn gì nữa, ngủ qua đêm, rồi sáng dậy không ăn sáng, lưu ý chỉ uống nước lọc, chứ không ăn hay uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
- Nếu đường huyết nằm trong khoảng 100 – 125mg/dl (5,6 – 6,9 mmol/l) thì bạn được chẩn đoán tiền đái tháo đường
- Nếu kết quả xét nghiệm đường huyết ≥ 126mg/dl (> 7 mmol/l) thì bạn đã bị mắc bệnh đái tháo đường.
- Tương như như cách trên: Để bụng đói, tốt nhất là ăn tối sớm, rồi không ăn gì nữa, ngủ qua đêm, rồi sáng dậy không ăn sáng, lưu ý chỉ uống nước lọc, chứ không ăn hay uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
- Buổi sáng hôm đó, bạn đến bệnh viện sớm, bác sĩ, y tá sẽ cho bạn uống 75g đường glucose pha trong 300ml nước lọc, uống trong 5 phút.
- Sau 2 giờ bạn sẽ được lấy máu để đo xét nghiệm đường huyết. Nếu chỉ số đường ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) là bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
- Nếu chỉ số từ 140mg/dl -> dưới 200mg/dl thì lúc đó bạn sẽ bị tiền tiểu đường.
- Tiêu chí đầu tiên: máy xét nghiệm HbA1C của cơ y tế xét nghiệm phải được chuẩn hóa dựa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Việc đo chỉ số HbA1C rất cần thiết, nó thể hiện đường huyết trung bình trong 3 tháng qua.
- Khi đo chỉ số HbA1C không đòi hỏi phải nhịn đói như 2 phương pháp nêu trên.
- Tuy nhiên, giá trị HbA1C sẽ không chính xác khi người đi tầm soát có các bệnh về máu, cô đặc máu hoặc mới truyền máu.
- Khi đo kết quả: xét nghiệm nồng độ HbA1C ≥ 6.5% là bạn đang bị bệnh tiểu đường, khi giá trị HbA1C từ 5.7 – 6.4% là lúc bạn đang bị tiền đái tháo đường.
- Cần lưu ý: Nếu xét nghiệm lần đầu, đường huyết hoặc HbA1C của bạn đã cao hơn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thì bạn vẫn cần xét nghiệm lại lần 2. Lần xét nghiệm lại cách lần đầu từ 1 đến 7 ngày.